Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang hội nhập với thế giới, trong đó ngành Kế toán – Kiểm toán là một trong những ngành có cơ hội làm việc quốc tế cực kỳ cao. Do đó, không khó để hiểu lý do vì sao các sinh viên và người đi làm tại Việt Nam mong muốn sở hữu tấm bằng ACCA – Chứng chỉ Kế toán Anh quốc – được công nhận tại hơn 180 quốc gia trên thế giới.
ACCA vẫn luôn được xem được xem là tấm vé quý giá giúp bạn mau chóng có được lộ trình phát triển thuận lợi nhất để đến gần hơn với thế giới tài chính chuyên nghiệp. Vậy với những “tân binh” mới chập chững tìm hiểu về lĩnh vực này, liệu bạn đã nhìn thấy được hết vai trò quan trọng của học ACCA, từ đó định hướng được con đường sự nghiệp trong tương lai một cách rõ ràng và cụ thể hơn chưa?
ACCA là gì?
Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) là Hiệp hội quốc tế của các chuyên gia ngành tài chính kế toán được thành lập vào năm 1904 tại Anh quốc. ACCA là Hiệp hội ngành nghề có mức tăng trưởng cao nhất thế giới trong 5 năm vừa qua, hiện có hơn 200.000 hội viên, hơn 500.000 học viên, và gần 8.000 doanh nghiệp đối tác ở trên 180 quốc gia trên thế giới.
Vì sao cần phải học ACCA?
Văn bằng ACCA trang bị cho học viên tầm nhìn chiến lược và kiến thức sâu rộng từ kế toán, kiểm toán, thuế đến kỹ năng cấp quản lý như phân tích kinh doanh, lên chiến lược đầu tư, quản lý rủi ro… Trở thành hội viên ACCA, bạn sở hữu một văn bằng toàn cầu mở đầu triệu cơ hội trong thế giới kế toán, tài chính chuyên nghiệp:
- Học ACCA để nâng cao năng lực cạnh tranh: Học viên ACCA được trang bị tư duy sắc bén và tầm nhìn bao quát để đảm đương vai trò quản lý trong doanh nghiệp qua 13 môn thi toàn diện.
- Làm việc với những doanh nghiệp hàng đầu thế giới: ACCA có quan hệ hợp tác chặt chẽ với hơn 7,300 nhà tuyển dụng đối tác và 80 hiệp hội tài chính kế toán trên toàn thế giới. Việc hợp tác với các nhà tuyển dụng đối tác này mang lại cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp cho học viên trong thời gian trong thời gian học và sau khi nhận văn bằng ACCA.
- Gia nhập hàng ngũ các chuyên gia dẫn đầu ngành tài chính kế toán: từ đó có thêm hàng trăm nghìn cơ hội học hỏi, mở rộng mối quan hệ nghề nghiệp và phát triển cơ hội nghề nghiệp tại các vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp:
- Giám đốc điều hành (CEO);
- Giám đốc tài chính (CFO);
- Kiểm toán viên;
- Tư vấn thuế;
- Trưởng phòng tài chính/ quản trị doanh nghiệp;
- Các vị trí kiểm soát và quản lý ngân sách;
- Các vị trí chủ chốt tại các ngân hàng (CFO, Risk management, trưởng phòng Treasury)…
- …
10 điều cần lưu ý khi học ACCA
1. Học ACCA để làm gì?
Bạn muốn học FIA – ACCA để tăng lợi thế cạnh tranh khi xin việc hay học để có được những kiến thức tầm cơ quốc tế mà trường ĐH bình thường không có? Càng xác định rõ mục đích học thì bạn sẽ càng dễ dàng quyết định lộ trình học phù hợp ngay từ khi còn là sinh viên.
Nếu bạn xác định được chắc chắn rằng mình sẽ làm việc trong ngành kế toán, kiểm toán thì sớm muộn gì cũng nên học ACCA thì chẳng phải học sớm sẽ lợi thế hơn sao?
Nhất là khi bạn “nhắm” vào những doanh nghiệp nước ngoài hay những tập đoàn lớn như BIG4. Vòng CV vừa là vòng dễ nhất cũng là vòng khó nhất. Trong khi, hàng năm có đến nghìn hồ sơ nộp vào ứng tuyển thì đâu là “cửa” dành cho bạn? Chắc chắn là FIA – ACCA rồi đúng không? Trong thời buổi cạnh tranh nghề nghiệp như hiện nay, việc sở hữu chứng chỉ ACCA sẽ là một lợi thế cực kỳ lớn khi bạn được “đặt lên bàn cân” trước các doanh nghiệp. Học từ khi còn là sinh viên sẽ giúp bạn tiếp cận với kiến thức & các cơ hội nghề nghiệp sớm hơn.
2. Bạn đạn đứng ở đâu?
Bạn lo lắng vì mình đâu học trường “to” như Kinh Tế Quốc Dân, Ngoại Thương, Tài Chính hay Ngân Hàng thì học ACCA sao nổi? Nope. Hoàn toàn sai lầm! Năm 1, năm 2 thì ta học FIA; năm 3, năm 4 lớn hơn rồi ta học ACCA. Chẳng có bất kỳ một giới hạn nào cả, thậm chí, việc bạn học ở những trường ĐH “tầm trung” nhưng lại sở hữu đượcchứng chỉ ACCA còn danh giá hơn rất nhiều lần!
Học chuyên môn bằng tiếng việt đôi khi đã như “ong vò vẽ” thì học bằng tiếng anh là chuyện không thể nào??? Bạn nên nhớ, ACCA là chứng chỉ nghề nghiệp QUỐC TẾ, vậy thì học tiếng anh chắc chắn sẽ hiệu quả và sát nhất với kiến thức. Nếu cảm thấy bản thân quá tự ti về tiếng anh thì chỉ cần học một khóa tiếng anh chuyên ngành thôi là đủ để học tập rồi, đơn giản mà, phải không?
3. Nên tự học hay học ACCA tại trung tâm?
Đây là câu hỏi rất phổ biến của các bạn sinh viên. Nhưng chẳng có đáp án nào là tuyệt đối. Để quyết định bạn cần phải xem xét nhiều yếu tố: trình độ của bạn, tính tự giác & khả năng cam kết “tự thân” của bạn đến đâu, bạn sẵn sàng đầu tư bao nhiêu cho “phi vụ” này,…
Còn trên thực tế, việc tự học sẽ có ưu điểm bạn tự chủ thời gian (đồng nghĩa với có thể nay học mai nghỉ), chi phí sẽ tiết kiệm hơn một chút,… còn đối với việc đi học trung tâm thì ưu điểm là bạn sẽ có “người dẫn dắt”, phải học nghiêm túc & theo lộ trình nhất định, được học bằng tiếng anh và nhất là cơ hội tiếp cận nghề nghiệp sẽ lớn hơn.
4. Lựa chọn sách để học ACCA
Một trong những đầu sách nổi nhất để học ACCA chính là BPP, chủ yếu là Textbook & Revision Kit. Bạn có thể mua tại văn phòng của ACCA hoặc rất nhiều đơn vị bán sách học theo môn (nhưng hình thức này gần như lại sao chép trái phép) thì rẻ hơn được một xíu, giá trung bình sẽ vài trăm đến cả triệu một quyển, tùy từng môn cơ bản hay nâng cao.
Ngoài ra, mỗi kỳ thi hàng năm ACCA đều có những thay đổi nên phải cập nhật thường xuyên nhé, trên website ACCA luôn đầy đủ, đây cũng là trang web tham khảo học tập hiệu quả.
5. Đánh giá kết quả thi các môn chuyên ngành
Sau khi kết quả thi trên trường được công bố, bạn có thể bắt đầu đánh giá lại năng lực học của mình dựa trên kết quả. Các môn như Kế Toán – Tài Chính, Thuế, Quản Trị Kinh Doanh là những môn nền tảng sẽ theo suốt nghề nghiệp của bạn sau này. Nên mặc dù bạn đã thi đỗ những môn này, bạn vẫn cần phải nắm vững kiến thức của môn học.
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của mình trong môn học. Nếu như bạn có 1 kết quả không cao như mong đợi, hãy đào sâu vào những lí do có thể khiến bạn làm không tốt. Ví dụ như: Bạn chưa dành đủ thời gian cho chuyên đề này; Bạn không quen với cách trả lời câu hỏi; Bạn mắc nhiều lỗi trong khi trả lời; Hay do bạn bị thiếu thời gian trả lời các câu hỏi…
6. Đặt mục tiêu cụ thể khi học ACCA
Hiểu điều bạn muốn – 1 mục tiêu cần phải mang lại điều tốt nhất cho bạn. 1 mục tiêu giúp bạn vượt qua khó khăn và đạt được niềm vui và sự thành công. Hãy tham khảo 1 số bài trắc nghiệm tâm lý trên mạng hoặc đơn giản viết ra những điều bạn thực sự mong muốn cho cuộc sống và sự nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được điều mình muốn.
Những câu hỏi đặt ra khi bạn lựa chọn mục tiêu học ACCA mình
- Mình nên học ACCA khi nào?
- Có những khó khăn gì đang cản trở mình học ACCA? Đề xuất cách giải quyết từng khó khăn là gì?
- Mình có thực sự muốn theo học chương trình ACCA?
- Áp lực về mặt thời gian – Mình có cần học xong F1 – F3 ACCA trước khi ra trường?
- Nếu gặp thất bại, mình cần làm gì để không nản trí?
Một số mục tiêu nên theo đuổi nếu bạn theo học ACCA
- Đi thực tập tại 1 công ty kiểm toán quốc tế/ Việt Nam vào năm 3 hoặc năm cuối
- Đạt được học bổng chuyên ngành: Pathway to success (NEU), Breaking the Limit (Deloitte), Raise Your Dream (SAPP),…
- Đi du học (có/không có học bổng)
- Theo đuổi nghề nghiệp chuyên nghiệp trong nghề kế toán – kiểm toán: chuyên viên kế toán, chuyên viên kiểm toán, chuyên gia lập & phân tích kế hoạch tài chính và chuyên gia tư vấn thuế.
7. Lên kế hoạch học ACCA
Việc đầu tiên khi lên chuẩn bị lên kế hoạch học ACCA đó là thu thập đầy đủ tài liệu. Những tài liệu quan trọng cho việc học ACCA bao gồm:
- Giáo trình (Text book)
- Từ điển Tiếng Anh Chuyên Ngành
- Các đề thi thử ACCA
- Các bài thi ACCA trong quá khứ
- Các bài viết chia sẻ kiến thức học ACCA cho từng môn.
Download tất cả các tài liệu liên quan môn học ACCA là việc đầu tiên. Bước tiếp theo là đặt mục tiêu của bạn và lên kế hoạch cho các hoạt động theo tháng, theo tuần và theo ngày của bạn.
Những môn đầu tiên bạn có thể bắt đầu học ACCA là F3 – Kế Toán Tài Chính, F2 – Kế Toán Quản Trị và F1 – Kế Toán Doanh Nghiệp. 3 môn ngày không chỉ rất gần gũi với kiến thức giảng dạy trên trường, mà còn giúp các bạn củng cố nền tảng kiến thức chuyên môn.
8. Ôn tập kiến thức cũ và mới
Bạn đã đọc sách giáo khoa, bây giờ là lúc test kỹ năng của bản thân. Điều tối quan trọng để có 1 kỳ thi thành công là bạn cảm thấy quen thuộc với các câu hỏi trong đề.
Bạn nên làm ít nhất 1 lần đề thi thử ACCA trước khi thi thật kéo dài 90′. Hoăc, bạn có thể chia nhỏ bài thi ra từng phần để làm.
Ví dụ như: Phần trắc nghiệm A trong 45’’; Phần viết B trong 45’ cho mỗi câu hỏi đa nhiệm vụ.
9. Ghi nhớ ngày và giờ thi ACCA
Sau nhiều đêm dùi mài kinh sử, ngày thi ACCA đã đến. Hãy chuẩn bị cho mình sức khỏe thật tốt, 1 giấc ngủ đủ trong đêm trước ngày thi.
Giao thông cũng ảnh hưởng tới ngày thi của bạn. Có bạn giờ bạn gặp tình cảnh, đến ngày thi thì tự nhiên xe bạn bị hỏng hay hôm đấy bạn bị tắc đường? Lúc đấy thật quá xui mà. Giảm thiểu những trở ngại này khỏi xảy ra nhé, vì chúng sẽ ảnh hưởng lớn tới ngày thi của bạn đấy.
Hãy kiểm tra lại xe cộ và nắm chắc địa điểm thi cũng như lộ trình đi lại. Chuẩn bị cho mình đầy đủ mực bút, máy tính, CMND… hành trang vững chắc đi thi nhé.
10. Nghỉ ngơi và đợi kết quả
WOW! Vậy là bạn đã vượt qua kỳ thi ACCA rồi. Đừng nghĩ tới kết quả thi vội vì nó sẽ làm bạn stress đấy. Bạn không còn lí do gì đề trì hoãn những sự sung sướng của mình nữa.
Lựa chọn cho mình những địa điểm du lịch, các hoạt động giải trí, đi chơi với bạn bè và gia đình là điều tuyệt vời nhất. Bạn rất xứng đáng được thưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi này cho những nỗ lực mình đã bỏ ra.
Trên đây là 10 điều cần lưu ý khi học ACCA để đạt hiệu quả cao nhất, chúc các bạn có được kết quả tốt cho kỳ thi ACCA sắp tới của mình và thăng tiến trong công việc.