Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đang diễn biến hết sức phức tạp. Hiện nay virus corona chưa tìm ra được vacxin để ngăn ngừa cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong thời gian tới, chúng ta chưa biết diễn biến dịch bệnh do virus corona ra sao nên mọi người cần chủ động có những giải pháp dự phòng. Dự phòng tốt, nâng cao sức đề kháng, khả năng lây nhiễm virus là rất thấp.

Virus Corona (nCoV) là gì?

Virus Corona (nCoV) là một loại vi rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Vi rút này là chủng vi rút mới chưa được xác định trước đó.

Virus Corona Ncov 2019

1. Nguồn gốc của virus Corona (nCoV) từ đâu?

Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của nCoV. Nhiều ý kiến cho rằng, vi rút Corona là một betacorona virus, thuộc họ với vi rút gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Phân tích cây di truyền của vi rút này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của vi rút.

2. Cơ chế virus Corona (nCoV) lây lan như thế nào?

Vi rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây truyền từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, vi rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng vi rút, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Vi rút cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm vi rút khi xử lý các chất thải của người bệnh.

3. Những triệu chứng và biến chứng mà virus Corona (nCoV) có thể gây ra?

Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và có thể nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.

4. Nhóm độ tuổi nào dễ bị mắc chủng mới của vi rút Corona?

Người dân ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc chủng mới của vi rút Corona. Tuy nhiên, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính (như hen phế quản, tiểu đường, bệnh tim mạch,…) sẽ dễ bị mắc và bệnh thường nặng hơn.

10 điều cần lưu ý để tránh lây nhiễm bênh viêm phổi cấp do virus Corona (nCoV)

1. Rửa tay thường xuyên

Virus Corona có thể lây lan qua tiếp xúc với các vật có virus và vô tình người bệnh dùng tay tạo điều kiện cho nó khi đưa tay lên miệng, thế nên lưu ý đầu tiên chính là hãy thường xuyên rửa tay và rửa trong 30-45 phút bằng xà phòng diệt khuẩn.

Xem thêm: Hướng dẫn tự làm nước rửa tay khô tại nhà theo chuẩn WHO

Virus Corona Ncov 2019 1

2. Hạn chế khu vực đông người

Khu vực đông người, khu vực công cộng là nơi virus được lây lan nhiều nhất. Thế nên hãy hạn chế nơi đông người như trung tâm thương mại, các khu vực công cộng và trên phương tiện công cộng. Nếu bất đắc dĩ phải sử dụng phương tiện công cộng hoặc đến các nơi đông người, đứng sát với nhau và không khí không lưu thông như môi trường máy lạnh thì hãy nhớ mặc quần áo kín, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nói chuyện và cuối cùng vẫn là rửa tay thường xuyên.

3. Sát khuẩn bề mặt vật dụng thường ngày

Hãy sát khuẩn bề mặt các vật sử dụng hằng ngày như điện thoại, máy tính, bàn làm việc, giày dép,… rửa tay thôi đôi khi cũng chưa đủ và vô tình trong lúc ra ngoài làm việc các vật dụng này đã có tiếp xúc với người bệnh. Thế nên kết thúc một ngày làm việc hãy nhớ sát khuẩn bề mặt các vật dụng này và nhớ rửa tay thường xuyên.

4. Sử dụng khẩu trang đúng chuẩn khi ra ngoài, ở chỗ đông người

Phải nhìn nhận thực tế là đeo việc khẩu trang không phải là ngăn ngừa virus xuyên qua, mà là đeo khẩu trang để giảm khả năng lây nhiễm do các bệnh hô hấp, kiểm soát và kiềm chế cơn ho mà thôi. Thế nên nhiều người lầm tưởng rằng sử dụng khẩu trang chống bụi, loại N95 thì sẽ an toàn hơn. Suy nghĩ này là sai vì vậy khẩu trang y tế là cách tốt hơn, hiệu quả hơn, và dễ sử dụng hơn. Nhưng đừng quên kết hợp đeo khầu trang với rửa tay và các biện pháp phòng ngừa khác. Khẩu trang đã tháo ra thì không sử dụng lại.

Virus Corona Ncov 2019 2

5. Hạn chế tối đa đưa tay sờ lên mặt

Virus có thể lây lan nhanh chỉ bằng một hành động tưởng chừng như vô hại là đưa tay sờ mặt. Tay là con đường lây nhiễm phổ biến nhất và theo nghiên cứu thì người ta cứ 1 tiếng là đưa tay lên mặt khoảng 10 lần, thế nên hãy hạn chế hành động này và nhớ rửa tay thường xuyên.

6. Súc miệng bằng các dung dịch chuyên dụng hoặc pha nước muối

Bạn nên súc miệng ít nhất là 3 lần một ngày vào 3 thời điểm sau đây: sau khi đi làm về hoặc sau khi đến những chỗ đông người; trước khi đi ngủ; và sau khi ngủ dậy. Điều này sẽ giúp làm sạch miệng, vừa giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại, cũng góp phần giảm bệnh tật và đồng thời giúp cho miệng sạch sẽ hơn

7. Lưu ý khi ho, khạc, hắt hơi

Nên chuẩn bị khăn giấy khô để khi ho, khạc hoặc hắt hơi chúng ta dùng nó để che kín miệng và lau miệng khi đã ho, khạc, hắt hơi xong. Nhớ vứt giấy đã ho, khạc và hắt hơi vào thùng rác có nắp đậy và rửa tay sát khuẩn.

8. Không gắp thức ăn cho người khác

Trước tình hình dịch bệnh hiện tại, bạn không nên bày tỏ cử chỉ yêu thương này để tránh lây nhiễm các bệnh, dịch bệnh và virus.

9. Giữ ấm cơ thể, vùng cổ, họng, mũi và bàn chân

Hầu hết virus đều có khả năng lây lan nhanh và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ thấp. Hãy nhớ luôn giữ cơ thể, nhất là vùng cổ, họng, mũi và bàn chân. Hãy để nhiệt độ trên 25 độ C, để cơ thể luôn khoẻ mạnh, phòng tránh bệnh.

10. Sử dụng thực phẩm chín, ăn chín uống sôi

Ăn thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi là biện pháp phòng tránh nhiều bệnh tật và virus. Ngoài ra hạn chế giết mổ mà mua bất cứ động vật sống nào, virus Corona được cho là bắt nguồn từ động vật và lây lan sang người.

Virus Corona Ncov 2019 3

Thông tin liên hệ thông báo khi nghi ngờ có triệu chứng nhiễm virus Corona

Bộ Y tế công bố 02 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019: 190032281900 9095.

Cùng với đó, 21 đường dây nóng của các Bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV:

  • Bệnh viện Bạch Mai: 0969.851.616
  • Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 0969.241.616
  • Bệnh viện E: 0912.168.887
  • Bệnh viện Nhi trung ương: 0372.884.712
  • Bệnh viện Phổi trung ương: 0967.941.616
  • Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí: 0966.681.313
  • Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên: 0913.394.495
  • Bệnh viện Trung ương Huế: 0965.301.212
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: 0969.871.010
  • Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ: 0907.736.736
  • Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội: 0904.138.502
  • Bệnh viện Vinmec Hà Nội: 0934.472.768
  • Bệnh viện Đà Nẵng: 0903.583.881
  • Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM: 0967.341.010
  • Bệnh viện Nhi đồng 1: 0913.117.965
  • Bệnh viện Nhi đồng 2: 0798.429.841
  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai: 0819.634.807
  • Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa: 0913.464.257
  • Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa: 0965.371.515
  • Bệnh viện tỉnh Thái Bình: 0989.506.515
  • Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn: 0396.802.226

Hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho chúng tôi, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác.

Email: camnangtop10@gmail.com



ĐỂ LẠI Ý KIẾN CỦA BẠN: